Thiết kế nhà bếp chuẩn kiến trúc sư

Theo KTS Nguyễn Minh Đức tiêu chí cơ bản để lựa chọn và thiết kế căn bếp phù hợp với nhu cầu sử dụng, đảm bảo thẩm mỹ và công năng.

Phòng bếp thường là không gian được “chăm chút” nhất của các chị em phụ nữ trong gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ. Tuy nhiên, phòng bếp đẹp chưa chắc đã là phòng bếp tiện nghi, khoa học để sinh hoạt hàng ngày. Những chia sẻ của KTS Nguyễn Minh Đức sau đây sẽ giúp các chị em đúc rút những tiêu chí cơ bản để lựa chọn và thiết kế căn bếp lý tưởng, vừa phù hợp với nhu cầu sử dụng, vừa đảm bảo tối ưu về thẩm mỹ và công năng.

Theo Cộng đồng yêu nhà đẹp, một căn bếp thiết kế khoa học sẽ giúp việc nấu nướng và lưu trữ được tối ưu nhất.

1 0848
Trước khi quan tâm đến thẩm mỹ, hãy đảm bảo yếu tố công năng.

Công năng là yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế bếp. Trước khi quan tâm đến thẩm mỹ của căn bếp, gia chủ nên chú ý đến các dây chuyền bố trí công năng cơ bản nhất như: Khu vực chứa thực phẩm, khu vật dụng, khu vực rửa, khu sơ chế, và khu vực nấu. Có thể hình dung sự bài trí dây chuyền công năng này tương ứng với: tủ lạnh, tủ đựng bát đĩa, chậu rửa, kệ gia vị hoặc thiết bị điện, bếp nấu. Dây chuyền công năng này, nếu được bài trí hợp lý sẽ luôn mang lại sự tiện nghi cho gia chủ.

Khu chứa thực phẩm, khu vật dụng, khu vực rửa… thường được thiết kế lần lượt và liền mạch với nhau, nhằm mang lại sự tiện lợi nhất cho người sử dụng.

thiet ke nha bep chuan kien truc su 1 compressed
Tùy vào diện tích nhà và kiểu bếp mà dây chuyền công năng có thể được thiết kế phù hợp nhưng vẫn đảm bảo tiện ích cho người dùng

Nếu như diện tích đủ rộng, có thể bố trí thêm những thành tố phụ cho căn bếp như: tủ đồ khô, tủ rượu, lò vi sóng, tủ đồ phụ trợ khác của bếp… Khi được bài trí đúng, hợp lý, các thành tố phụ này sẽ đem lại sự tiện lợi khi thao tác cho gia chủ.

Khi công năng cơ bản được đảm bảo, yếu tố thẩm mỹ mới được xét đến. Thiết kế căn bếp ra sao cũng tùy thuộc vào sở thích của gia chủ, gu thẩm mỹ hay phong cách nội thất của tổng thể căn nhà. Với những không gian nhỏ, bếp nên sử dụng các màu sáng hoặc trung tính. Các không gian có diện tích lớn có thể dùng các màu tối hoặc trầm để tăng vẻ sang trọng.

thiet ke nha bep chuan kien truc su 3 compressed
Thiết kế nhà bếp chuẩn kiến trúc sư 7
thiet ke nha bep chuan kien truc su 2 compressed
Xác định kiểu bếp phù hợp dựa trên diện tích của căn nhà

Dựa trên diện tích rộng hẹp khác nhau của mỗi căn nhà, hiện nay có 6 kiểu bếp đang được ứng dụng phổ biến và hiệu quả, vừa đáp ứng thẩm mỹ, vừa đảm bảo nhu cầu sử dụng của từng gia đình.

Bếp chữ L (2 vế vuông góc): Phù hợp với các không gian có diện tích trung bình và góc cạnh, ví dụ: chung cư rộng từ 60m2 đến 100m2, hay dạng nhà phố liền kề. Sự “mượn” không gian giữa 2 vế giúp đạt được sự tối ưu về diện tích và hiệu quả khi thao tác và sử dụng. Đối với những căn hộ vừa và nhỏ, bếp chữ L là sự lựa chọn tối ưu nhất.

Bếp chữ I (1 vế): Phù hợp với các không gian nhỏ như chung cư mini hay nhà phố có diện tích sàn nhỏ hoặc hẹp về chiều ngang. Khoảng không gian trống cạnh tủ sẽ tiện lợi cho việc di chuyển. Đây cũng là kiểu bếp giúp các gia đình trẻ tiết kiệm chi phí nhất.

Bếp chữ U (3 vế): Thường được ứng dụng trong các không gian rộng rãi như biệt thự, nhà phố có bề ngang lớn hoặc chung cư dạng Penthouse, Duplex… Nếu được thiết kế kèm theo một bàn soạn, bếp chữ U sẽ có hình dạng tương tự chữ W.

Bếp song song: Là khu bếp được đặt riêng biệt, hẹp bề ngang. Việc sử dụng bếp song song giúp tăng sức chứa và thuận tiện khi di chuyển.

Bếp chữ I có đảo: Phù hợp với không gian vừa và lớn, sức chứa được tăng lên đáng kể. Bàn đảo cũng có thể được sử dụng thay thế cho bàn ăn, giúp tận dụng những không gian sẵn có.

Bếp chữ G: Thường được ứng dụng cho không gian lớn, rộng rãi. Nếu đủ diện tích thì bếp chữ G có thể được coi là cách sắp xếp bếp lý tưởng nhất bởi những ưu điểm như mặt bàn bếp trải dài, bố trí linh hoạt, nhiều kho chứa.

4 0851
kiểu bếp đa dạng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của mọi gia đình

Gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp cho căn bếp?

Hiện nay, gỗ óc chó, gỗ xoan đào, gỗ sồi, gỗ tần bì… là các chất liệu đang được những gia chủ yêu thích gỗ tự nhiên ưa chuộng. Tuy nhiên, khi lựa chọn gỗ tự nhiên, gia chủ cần tham khảo chuyên gia hoặc người thân có hiểu biết để lựa chọn được loại gỗ tốt, phù hợp với địa hình và khí hậu của nơi ở.

Ngoài ra, cũng cần chọn lọc đội ngũ thi công lành nghề, tránh để xảy ra những vấn đề khiến gỗ bị cong vênh, mối mọt hay mục nát…sau một thời gian sử dụng.

Với các gia đình ưa thích căn bếp theo hơi hướng hiện đại và tiết kiệm chi phí, có thể cân nhắc lựa chọn các loại gỗ công nghiệp phổ biến như MDF chống ẩm, ván dăm (PB) chống ẩm. Ngoài ra, còn có chất liệu HDF, Plywood, Composite… cũng khá phổ biến.

6 0851
Gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp đều có những ưu – nhược điểm riêng khi sử dụng để làm tủ bếp.

Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí, ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng gỗ công nghiệp trong thiết kế tủ bếp đó là khả năng chống ẩm hiệu quả. Đặc biệt là khi cốt gỗ (phần lõi) đi kèm với chất liệu phủ bề mặt hợp lý. Ví dụ: lõi MDF được phủ bề mặt Melamine, hoặc Laminate, cao cấp hơn là phủ Acrylic, Veneer… sẽ giúp gia tăng khả năng chống ẩm và tính thẩm mỹ đáng kể.

Tủ bếp gỗ công nghiệp được nhiều gia đình trẻ ưa chuộng bởi giá thành và khả năng kháng ẩm hiệu quả

Với mỗi gia đình, đặc biệt là những gia đình trẻ, bếp là nơi để vợ chồng và các con “hâm nóng tình cảm” trong những bữa ăn hàng ngày. Vì vậy việc tìm hiểu và lựa chọn một căn bếp phù hợp sẽ giúp giải quyết được rất nhiều vấn đề, quan trọng hơn cả là sự thuận tiện khi sử dụng, bền bỉ về lâu dài và tránh lãng phí thời gian của những người nội trợ.

Theo: Phụ Nữ Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *